Lương Của Bác Sĩ Phẫu Thuật Là Bao Nhiêu

Lương Của Bác Sĩ Phẫu Thuật Là Bao Nhiêu

Bố mẹ không thích em theo ngành Thú y nên em muốn tìm hiểu triển vọng việc làm và mức lương để ra quyết định.

Bác sĩ phẫu thuật học những gì?

Trong suốt 6 năm học ngành Y đa khoa thì các bác sĩ phẫu thuật sẽ cần học những kiến thức cơ bản của ngành y đa khoa như: khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, các phương pháp luận khoa học về phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, cùng với đó cần nắm vững pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh đó các bạn  sinh viên y đa khoa cần rèn luyện các kỹ năng như chẩn đoán, điều trị các bệnh lý thường gặp và các cấp cứu thông thường; Chẩn đoán một vài bệnh chuyên khoa thường gặp, chỉ định và đánh giá xét nghiệm; nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường; tham gia thực hiện các xét nghiệm đơn giản  tại cộng đồng; kết hợp y học cổ truyền vào phòng và chữa bệnh…

Cùng song hành với các kiến thức cơ bản và bắt buộc thì sinh viên sẽ được tham gia học chương trình:

Phẫu thuật tổng quát (hay nhiều người gọi là phẫu thuật chung) – General Surgery là một chuyên ngành y khoa bao gồm việc thực hiện các loại quy trình phẫu thuật để điều trị một loạt các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật.

Phẫu thuật tổng quát chính là công việc thực hiện các ca phẫu thuật vùng bụng bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, gan, tụy, túi mật, ruột thừa, đường mật. Bên cạnh đó cũng có thể tiến hành các ca phẫu thuật tổng quát liên quan đến da, vú, mô mềm, chấn thương, phẫu thuật mạch máu ngoại vi, tuyến giáp, các loại bệnh thoát vị và thực hiện các thủ tục nội soi như nội soi dạ dày và nội soi đại tràng...

Các bác sĩ phẫu thuật tổng quát phải trải qua quá trình học tập và được đào tạo nghiêm ngặt trước khi họ được phép thực hành phẫu thuật. Họ cần dành nhiều thời gian cho việc học:

Trên đây là những thông tin chia sẻ về “Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì?” được Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn viết. Hi vọng bài viết đã tiếp thêm động lực để các bạn thí sinh có thể theo đuổi đến tận cùng đam mê.

Chúc các em chọn lựa được hướng đi phù hợp với bản thân!

Lương thưởng hay các chế độ đãi ngộ trong mỗi ngành nghề luôn luôn là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Thời gian gần đây; khi số lượng bác sĩ chuyển việc, nghỉ việc lớn; đồng thời lượng sinh viên tốt nghiệp nhiều nên lược tìm kiếm câu hỏi về: “ngành Bác sĩ Đa khoa lương bao nhiêu?” lại tăng đột biến; nhất là trong năm 2023. Vậy cụ thể như thế nào hãy cùng bài viết này tìm hiểu nhé!

Khi mới ra trường ngành Bác sĩ Đa khoa lương bao nhiêu?

Hiện nay, ngoài bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công thì còn có bác sĩ là người lao động, ký hợp đồng lao động với các bệnh viện, cơ sở y tế công và ngoài công lập. Theo đó, bảng lương Bác sĩ Y khoa mới ra trường trong tuỳ từng trường hợp cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:

Khi là viên chức trong các bệnh viện công lập, bác sĩ mới ra trường sẽ được xếp lương theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015. Cụ thể:

– Bác sĩ cao cấp hạng I: Xếp lương viên chức loại A3, nhóm A3.1, có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.

– Bác sĩ chính hạng II: Áp dụng lương viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78.

– Bác sĩ hạng III: Áp dụng lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

Trong đó, lương bác sĩ đang tính theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

– Hệ số: Do là bác sĩ mới ra trường nên thường được áp dụng hệ số lương bậc 1 của các chức danh tương ứng. Bác sĩ mới ra trường được bổ nhiệm chức danh bác sĩ áp dụng hệ số lương 2,34; nếu được bổ nhiệm chức danh bác sĩ chính thì hưởng hệ số lương 4,4 và nếu bổ nhiệm bác sĩ cao cấp sẽ hưởng hệ số lương là 6,2.

Mức lương cơ sở: Hiện nay đang áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đang có đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng và áp dụng từ 01/7/2023 hoặc ngay từ 01/01/2023.

Cụ thể mức lương của bác sĩ được thể hiện dưới bảng sau đây:

Ngoài đối tượng được tuyển dụng vào viên chức, bác sĩ mới ra trường còn có thể thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập. Khi đó, mức lương của bác sĩ mới ra trường sẽ thực hiện theo thoả thuận giữa bác sĩ đó với cơ sở y tế.

Và mức lương này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:

Ở trên là những thông tin mới nhất về mức lương của ngành Bác sĩ Y khoa nói chung. Đối với từng chuyên ngành riêng thì cũng có thể áp dụng các tính đã được nói đến như ở trên. Bên cạnh lượng cơ bản; ngành Bác sĩ Đa khoa còn có thể nhận được các khoảng thu nhập khác từ việc trực hay đãi ngộ tại cơ sở làm việc.

Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì?

Phẫu thuật thuộc chuyên ngành giải phẫu. Nếu muốn học về giải phẫu và trở thành Bác sĩ phẫu thuật thì trước tiên bạn cần trúng tuyển vào ngành Y đa khoa (hay còn gọi là bác sĩ đa khoa). Khi kết thúc 6 năm học tại các trường có đào tạo ngành đa khoa thì các sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Tuy nhiên lúc này vẫn chưa có đủ kỹ năng thực hành và điều kiện để hành nghề. Để có thể thực hiện công việc của bác sĩ đa khoa thì các cử nhân cần được đào tạo thêm về thực hành tối thiếu 18 tháng và được cấp chứng chỉ hành nghề.

Tiếp đến các bạn cần thi nội trú (làm việc ở bệnh viện) hoặc thi cao học chuyên khoa và lựa chọn học theo phân ngành bác sĩ phẫu thuật. Thời gian để đào tạo trở thành bác sĩ chuyên khoa thì bạn cần mất thời gian khoảng 2 năm. Do đó bạn có thể tự do tìm hiểu và lựa chọn ngành học chuyên khoa theo sở thích và năng lực của bản thân. Bên cạnh những kiến thức về nghề nghiệp, các cử nhân y khoa cũng cần bổ sung thêm năng lực về tiếng Anh chuyên ngành Y để có thể tiếp cận các phương pháp, kiến thức mới về lĩnh vực của mình.

Điều kiện trở thành viên chức ngành Y

Cũng giống như các ngành, nghề khác của nước ta, ngành y cụ thể là bác sĩ và bác sĩ y học dự phòng, y sĩ là những đối tượng được tuyển dụng vào làm viên chức trong các cơ sở y tế công lập. Theo đó, căn cứ Thông tư liên tịch 10/2015 giữa Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, chức danh nghề nghiệp thuộc ngành y gồm:

– Nhóm chức danh bác sĩ: Bác sĩ cao cấp hạng I, bác sĩ chính hạng II, bác sĩ hạng III.

– Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng hạng III.

– Chức danh y sĩ chỉ gồm có y sĩ hạng IV.

Theo đó, điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng viên chức chuyên ngành Y của các chức danh nêu trên được quy định tại Thông tư 03/2022/TT-BYT gồm:

– Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

– Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

– Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

Như vậy, để trở thành viên chức chuyên ngành Y với chức danh nghề nghiệp bác sĩ thì phải tốt nghiệp bác sĩ trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.