Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Các quận huyện khác tại Thái Bình
Hưng Hà được bao bọc bởi 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý. Nhân dân nơi đây rất tự hào với bề dày truyền thống cách mạng, văn hóa, nơi đã sinh ra, nuôi dưỡng và chở che bao danh nhân, tuấn kiệt đã làm rạng danh quê hương, đất nước. Truyền thống hào hùng ấy là tiền đề để Hưng Hà vững bước đi lên trên con đường đổi mới.
Từ năm 40 đầu Công nguyên, nữ tướng Vũ Thị Thục đã chọn Hưng Hà để dấy binh khởi nghĩa dưới cờ Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Đông Hán, được Hai Bà Trưng phong tước hàm Đông Nhung Đại tướng quân. Những năm 542 - 544, Lý Bí (Lý Bôn) đã lập căn cứ đánh đuổi giặc Lương, lập nên nước Vạn Xuân - nhà nước độc lập đầu tiên ở Việt Nam, tự xưng Hoàng đế - Vua Lý Nam Đế. Hưng Hà còn là nơi sinh ra Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Điều - những danh tướng có công dựng nghiệp nhà Lý. Đây cũng là vùng quê phát tích và dựng nghiệp nhà Trần, một vương triều cường thịnh, võ công oanh liệt vào bậc nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Nơi sinh ra nhiều người con ưu tú đỗ đạt, thành danh tiêu biểu như tam nguyên trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (1481); lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ; nhà bác học tam nguyên bảng nhãn Lê Quý Đôn; kỳ đồng Nguyễn Văn Cẩm...
Đồng chí Bùi Viết Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện cho biết: Hưng Hà có 598 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích quốc gia và 95 di tích cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Hưng Hà còn có 135 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 114 lễ hội truyền thống, 3 nghệ thuật trình diễn dân gian, 3 tri thức dân gian, 1 tập quán xã hội, trong đó có 2 lễ hội được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (lễ hội đền Trần, đền Tiên La) đã tái hiện lại các trò chơi, diễn xướng, dân ca, dân vũ dân gian đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử.
Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Hưng Hà có 80.000 người vào bộ đội và thanh niên xung phong, tham gia chiến đấu, trong đó 6.178 người đã anh dũng hy sinh, 4.384 thương bệnh binh, trên 28.000 người được tặng huân, huy chương kháng chiến, 72 gia đình liệt sĩ được tặng Huân chương Độc lập; 9 làng, 26 gia đình và cá nhân được tặng kỷ niệm chương, 527 mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; huyện Hưng Hà và 8 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống thực dân Pháp.
Đồng chí Bùi Xuân Phóng, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết: Hưng Hà là vùng quê giàu truyền thống cách mạng, ngay từ năm 1928, Hưng Hà đã có Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; tháng 7/1929, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Thần Duyên được thành lập, là 1 trong 6 chi bộ ra đời sớm nhất ở Thái Bình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc biểu tình của nông dân Tiên - Duyên - Hưng đã nổ ra nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 gây được tiếng vang lớn trong cả nước, được coi là “mạnh nhất Bắc Kỳ”, mở đầu cho cao trào cách mạng 1930 - 1931. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hưng Hà đã kiên cường, bất khuất trong đấu tranh, giành nhiều thắng lợi trong các cao trào cách mạng (1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945). Khi thời cơ cách mạng chín muồi, đêm ngày 19/8/1945 ở huyện Duyên Hà và sáng ngày 21/8/1945 ở huyện Hưng Nhân, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, nhân dân Hưng Hà đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
Ông Đào Duy Thống, xã Chí Hòa cho biết: Chúng tôi rất tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt này. Vì thế chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi giáo dục truyền thống cho học sinh để khắc ghi công ơn của các bậc tiền nhân và là động lực cho các thế hệ con cháu tiếp tục cố gắng, học tập, rèn luyện xây dựng Hưng Hà phát triển thịnh vượng.Vững bước đi lên trong gian khó
Phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng của các thế hệ cha anh, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hưng Hà đã quyết tâm, đồng lòng, nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt 5.133,876 tỷ đồng, tăng 9,12% so với cùng kỳ năm 2022. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 55,8 triệu đồng. Hiện nay, Hưng Hà đã quy hoạch 151 vùng sản xuất với 7.964ha; 153 điểm chăn nuôi tập trung với 691,12ha; có 7 điểm quy hoạch nuôi cá lồng. Toàn huyện có 53 làng nghề, 4 xã nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận chủ yếu là dệt khăn, dệt chiếu, mây tre đan, mộc… tạo việc làm cho 22.100 lao động, chiếm 66% tổng số lao động của làng nghề. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,05%; hộ cận nghèo 2,5%.
Đồng chí Phạm Cao Quân, Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Đảng bộ, chính quyền huyện Hưng Hà đã đồng sức đồng lòng, kịp thời khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển các mô hình có giá trị kinh tế cao; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, cải cách hành chính để thu hút các nhà đầu tư; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm để tạo kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Thị trấn Hưng Hà đổi mới.Hưng Hà đẩy mạnh phát triển các công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Về Hưng Hà hôm nay, những tuyến đường kiên cố rộng rãi trải dài xanh, sạch, đẹp đến tận ngõ xóm, ruộng đồng; những công trình điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa xã, thôn, các khu thể thao, khu vui chơi được đầu tư xây dựng khang trang; những mô hình kinh tế cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm đã làm cho Hưng Hà như khoác trên mình tấm áo mới. Trên mỗi gương mặt của người dân nơi đây hiện lên sự phấn khởi, niềm tin vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền.
Ông Nguyễn Đức Hạnh, thôn Tây Nha, xã Tiến Đức chia sẻ: Chứng kiến sự đổi thay của quê hương, chúng tôi rất phấn khởi. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục được đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Quá khứ hào hùng, những dấu son lịch sử trở thành điểm tựa vững chắc cho mỗi bước đi trong hành trình phát triển của Hưng Hà hôm nay và mai sau.
Lò thiêu Bình Hưng Hòa nằm bên trong khuôn viên của nghĩa trang Bình Hưng Hòa- là khu nghĩa trang chính, lớn nhất thành phố.
Lò thiêu Bình Hưng Hòa nằm ở Tân Kỳ, Tân Quý, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh là nơi được người dân thành phố tin tưởng và “gửi gắm” người thân quá cố về đây “an nghỉ”.
Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa thuộc sở hữu của công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Thành phố. Vì là lò thiêu lớn nhất thành phố và luôn chịu tình trạng “quá tải” nên nó cũng được trang bị các cơ sở vật chất tối tân hiện đại nhất.
Mặc dù, lò thiêu Bình Hưng Hòa có đến 16 lò hỏa táng sử dụng điện hoặc gas đốt áo quan hoạt động công sức cao nhưng không làm sao giải quyết được hết tất cả các thi thể hỏa táng trong ngày.
Lò thiêu Bình Hưng Hòa – một trong những trung tâm hỏa táng lớn nhất thành phố
Dự án bất động sản tại Xã Phúc Khánh, Hưng Hà - Thái Bình
Hiện chưa có dự án nào tại Xã Phúc Khánh, Hưng Hà - Thái Bình