Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vị trí địa lý nước Đức mang đến khí hậu gì?
Nước Đức thuộc châu nào? Với vị trí nằm ở khu vực trung tâm của châu Âu thì nước Đức là một quốc gia có khí hậu ôn đới lạnh với gió tây giữa Đại Tây Dương và khí hậu lục địa ở phía đông. Mùa đông ở Đức sẽ đặc trưng với khí hậu lạnh, độ ẩm cao còn vào mùa hè sẽ là thời tiết ấm áp vừa phải chứ không nắng gay gắt, gió nam thổi không thường xuyên. Bạn cũng sẽ ít khi thấy được sự chênh lệch quá lớn về nhiệt độ tại Đức nên đây cũng là một trong những điểm đến rất thích hợp cho việc nghỉ dưỡng.
Mùa xuân nhẹ nhàng và đầy sức sống với mùa hoa tulip tại Đức
Ngoài ra thì khu vực thượng lưu sông Rhein khí hậu ôn hòa nhưng ở vùng thượng lưu của sông Bayern lại phải hứng chịu cái khô nóng của gió nam thổi từ dãy Alpen. Đặc biệt hơn là sự trái ngược ở vùng Harz với mùa hè lạnh và nhiều tuyết vào mùa đông.
Qua bài viết nước Đức thuộc châu nào trên của ANB Việt Nam, hy vọng giải đáp được ít nhiều thắc mắc của quý khách, nếu còn câu hỏi khác hãy gửi cho chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Tham khảo thêm các bài viết của Tư vấn Xuất Khẩu Lao Động ANB khi bạn có ý định đi xuất khẩu lao động Đức / du học Đức chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất bạn nhé!
Lịch sử của những nỗ lực kiềm chế
Lịch sử châu Âu là lịch sử của những nỗ lực kiềm chế Đức, đặc biệt sau khi quốc gia này thống nhất vào năm 1871. Vấn đề luôn là địa chính trị. Đức nằm trên đồng bằng Bắc âu, với Pháp ở phía Tây và Nga ở phía Đông. Chiến lược của Đức trong những năm 1871, 1914 và 1939 là tấn công phủ đầu Pháp để ngăn ngừa khả năng rơi vào thế gọng kìm.
Chiến lược này của Đức khiến những người láng giềng mất lòng tin. Vì thế chiến lược của châu Âu sau Thế chiến II là tái cấu trúc lại khu vực để Đức không còn bao giờ phải đối mặt với vấn đề này một lần nữa và cũng không cần đến sức mạnh quân sự nữa. Chính sách quân sự của Đức giờ phụ thuộc vào NATO còn chính sách kinh tế phụ thuộc vào Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tiền thân của EU). NATO giải quyết được vấn đề ngắn hạn của Đức trong khi EU được coi là để giải quyết vấn đề dài hạn. Với người châu Âu – bao gồm cả người Đức – cấu trúc này có lợi cho cả đôi bên. Chúng mang lại cho Đức vốn và cơ chế kinh tế năng động, đưa Đức vào thực thể kinh tế rộng lớn hơn, mang lại cho người Đức cái họ cần về mặt kinh tế để họ không phải tìm kiếm sức mạnh quân sự và bảo đảm người Đức không có lý do – hoặc khả năng – tấn công châu Âu một lần nữa.
Hệ thống này làm việc đặc biệt hiệu quả sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Những đe doạ an ninh và chi phí quốc phòng giảm xuống. Tất nhiên là vẫn còn tồn tại những vấn đề lợi ích quốc gia, nhưng những vấn đề này đều không thiết yếu trong thời kỳ thịnh vượng: chúng có thể được đàm phán hoặc hoãn lại dễ dàng khi lợi ích kinh tế được đặt lên trên. Ví dụ điển hình cho thực trạng này chính là đồng euro – đồng tiền chung của cộng đồng châu Âu, đồng nghĩa với việc các nước phải bỏ đi đồng nội tệ của nước mình.
Tuy nhiên, sự tồn tại của đồng euro luôn bị đặt câu hỏi. Liệu có một chính sách tiền tệ chung cho những nước giàu, kỹ trị và nhiều vốn như Đức và những nước nghèo, luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn như Tây Ban Nha hay không? Những nước như Đức có xu hướng thích lãi suất cao để thu hút vốn. Họ không sợ một đồng tiền mạnh vì những gì họ sản xuất ra ở cấp độ giá trị gia tăng rất cao nên họ không sợ bị cạnh tranh. Tuy nhiên, những nước như Tây Ban Nha lại cần một đồng tiền yếu vì họ không có gì đặc biệt trong giá trị gia tăng ở các hàng hóa xuất khẩu. Những nước như thế này cần phải cạnh tranh về giá. Khả năng phát triển phụ thuộc phần lớn vào khả năng tiếp cận tín dụng với chi phí vốn rẻ.
Tạo ra một hệ thống tiền tệ thống nhất như vậy sẽ tiềm ẩn lạm phát cao ở các nước nghèo khi họ phải tiếp cận luồng vốn mà họ không đủ khả năng trả nợ. Điều đó dẫn đến nợ xấu ở các nước này. Những khoản nợ đó, đến lượt mình lại khiến bất đồng tăng lên trong khu vực đồng euro khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vì quyền lợi của một số nền kinh tế mà hi sinh quyền lợi của các nền kinh tế khác. Hãy nhìn vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008-09 vừa rồi ở khu vực Trung Âu. Mặc dù ở trong EU, nhưng các thành viên Tây Âu chẳng ngó ngàng gì đến các đối tác phía đông của mình. Sự thiếu nhất quán trong hành động đó sẽ vô cùng nguy hiểm cho đồng euro và EU trong tương lai.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như thay vì đồng euro được tạo ra để kiềm chế Đức nhưng nước này lại dùng đồng đó để phục vụ cho mục đích của riêng mình?
Vai trò kiềm chế của đồng euro thất bại
Bản chất của cuộc khủng hoảng hiện nay ở châu Âu là nhiều nước EU, đặc biệt là câu lạc bộ hạng trung như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy không làm tốt nhiệm vụ kiểm soát ngân sách và rơi vào tình trạng phá sản vì nợ. Tất cả đều ỷ lại vào tín dụng dễ dàng mà đồng euro mang lại. Thay vì sử dụng nguồn tín dụng đó để tăng trưởng kinh tế bền vững, các nước này lại dùng để xoá đi sự khác biệt giữa những gì họ nhận được nhờ vào đồng euro và những gì họ xứng đáng được nhận dựa trên khả năng thực. Các chương trình xã hội tài trợ bởi tiền đi vay sụp đổ, chi phí nợ mà các nước này phải trả được tính dựa vào giá trái phiếu Đức. Hiện tại, lãi suất của ECB đang đứng ở 1%, trong quá khứ, lãi suất của Hy Lạp thường tăng đến hai con số. Kết quả là nợ chính phủ của Hy Lạp – giờ đã vượt quá GDP hàng năm của nước này – sẽ dẫn tới nước này phá sản (nếu tiếp tục duy trì những chương trình này) hoặc cách mạng xã hội (nếu cắt bỏ các chương trình này). Hoặc là cả hai. Và một hướng đi đã xuất hiện sau khi Bộ trưởng Tài chính Đức Schauble tuyên bố, nếu Hy Lạp hay bất kỳ thành viên khu vực đồng euro nào khác, không đảm bảo được về mặt tài chính, thì họ nên bị loại bỏ khỏi khu vực này. Một người như Schauble thường không đe dọa, mặc dù đây không phải là tuyên bố chính thức của một nước.
Nhìn kỹ hơn vào ảnh hưởng của Đức tại châu Âu, chúng ta mới hiểu tại sao ông Schauble có thể đủ tự tin để phát biểu một câu cứng rắn như thế.
Ở trong cùng khu vực đồng euro cũng có nghĩa là gắn chặt với một thị trường. Mỗi thành viên phải cạnh tranh với tất cả thành viên còn lại trong hầu như mọi lĩnh vực. Điều này cho phép người Slovakia có thể vay cùng với lãi suất giống người Hà Lan, nhưng nó cũng có nghĩa là các công nhân bình thường của Tây Ban Nha phải cạnh tranh với những công nhân lành nghề Ireland, hoặc ở một thái cực là những thợ thuyền Hy Lạp phải cạnh tranh với những công nhân trí thức người Đức. Tất nhiên, những ai làm việc không hiệu quả sẽ phải nhờ đến sự trợ giúp từ tín dụng. Kể từ khi euro ra đời, mọi thành viên của đồng tiền này đều cảm thấy họ bị bỏ lại ngày càng xa so với Đức. Tín dụng dễ dàng, thay vì cải thiện tình hình, lại khiến cho các nước nghèo ngày càng tụt hậu hơn. Ngược lại, Đức ngày càng thịnh vượng. Các quốc gia châu Âu đang phải vay tiền (chủ yếu từ Đức) để mua hàng hóa nhập khẩu (chủ yếu từ Đức) vì công nhân của họ không thể cạnh tranh về giá với chính nước Đức.
Đồng euro, như vậy đã không hoàn thành sứ mạng của mình, ít nhất về mục tiêu ban đầu. Đồng euro đã không thể ra đời nếu như Đức không tự quyết định được số phận của mình. Giờ đây, khi Đức lại quá thành công với việc vẽ nên tương lai của mình, đồng euro lại gặp khó khăn. Khi không còn tín dụng dễ dàng nữa, quan hệ giữa các nước sử dụng đồng euro đương nhiên sẽ suy yếu đi.
Tư tưởng từng tạo ra EU – rằng Đức sẽ bị kiềm chế - đang thay đổi. Đức giờ đây không chỉ tìm lại được tiếng nói của mình, mà còn bắt đầu bộc lộ để bảo vệ lợi ích quốc gia. Đồng thuận chính trị ở Đức đã nổi lên chống lại việc giúp đỡ Hy Lạp. Hơn nữa, đồng thuận này còn cho rằng Đức phải là người đưa ra luật chơi mới cho khu vực đồng euro. Là thành viên nòng cốt của EU, Đức có lý do để nghĩ vậy. Nhưng có lẽ, đó không phải là điều mà phần còn lại của châu Âu mong muốn.