Thế giới có bao nhiêu châu lục? Và Việt Nam nằm ở châu lục nào?(Hình từ internet)
Thế giới có bao nhiêu châu lục?
Hiện nay thế giới có 6 châu lục gồm Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (hay còn gọi là Châu Úc), Châu Nam Cực và 5 đại dương bao gồm: Thái Bình Dương – Đại Tây Dương – Ấn Độ Dương – Bắc Băng Dương – Nam Đại Dương.
- Châu Á với 43.820.000 km2 là châu lục lớn nhất và đông dân nhất, 60% tổng dân số Trái đất sống ở đây. Châu Á được chia thành 6 khu vực: Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Á, Nam Á và Tây Á.
- Châu Phi có diện tích 30.370.000 km2. Đây là lục địa nóng nhất và là nơi có sa mạc lớn nhất thế giới, Sahara, chiếm 25% tổng diện tích châu Phi. Châu Phi được chia thành 5 khu vực: Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Tây Phi, Trung Phi.
- Châu Mỹ được chia thành 2 khu vực: Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Bắc Mỹ với diện tích 24.490.000 km2 và Nam Mỹ có diện tích 17.840.000 km2.
- Châu Âu rộng 10.180.000 km2. Đây là lục địa phát triển kinh tế nhất, với Liên minh châu Âu là liên minh kinh tế và chính trị lớn nhất thế giới. Châu Âu được chia thành 4 khu vực: Bắc Âu, Đông Âu, Trung và Tây Âu và Nam Âu
- Châu Đại Dương có 9.008.500 km2. Đây là lục địa ít dân cư nhất ngoại trừ Nam Cực, chỉ có 0,3% tổng dân số Trái đất sống ở đây.
- Châu Nam Cực với 13.720.000 km2 là lục địa lạnh nhất thế giới, bị băng bao phủ hoàn toàn. Không có cư dân nào ở đây ngoại trừ các nhà khoa học sống tại các trạm nghiên cứu ở Nam Cực. Băng ở Nam Cực cao 2.835 mét (9.306 ft) và ước tính dày khoảng 2.700 mét (9.000 ft), cách biển gần nhất tại McMurdo Sound khoảng 1.300 km (800 dặm).
Việt Nam nằm ở Châu Á, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Vùng đất liền, vùng biển, hải đảo của Việt Nam
Điều 1 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, biên giới đất liền dài 4510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Việt Nam nằm ngay bên bờ Biển Đông, giáp với Biển Đông ở hướng Đông, Đông Nam và Tây Nam. Bờ biển nước ta kéo dài trên 3.260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Theo Công ước về Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982 thì nước ta có diện tích biển trên 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông.
Trong số 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Trung bình cứ khoảng 100km2 đất liền có 1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1 km bờ biển). Nơi gần biển nhất ở nước ta (Quảng Bình) chỉ cách biển khoảng 50km, nơi xa nhất (Điện Biên) cách biển khoảng 500 km. Vùng biển nước ta rộng lớn với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, có vị trí địa chiến lược rất quan trọng.
Học sinh cần đạt yêu cầu gì khi học về châu lục và đại dương?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì khi học về châu lục và đại dương, học sinh lớp 5 cần đạt những yêu cầu sau:
- Xác định được vị trí địa lí, của các châu lục, một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới trên bản đồ, lược đồ hoặc quả cầu.
- Nêu và so sánh được một số đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên,...) của các châu lục.
- Kể được tên và xác định được vị trí địa lí của các đại dương trên bản đồ hoặc quả địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và lược đồ hoặc bản đồ, so sánh được diện tích, độ sâu của các đại dương.
- Sử dụng bảng số liệu dân số thế giới, so sánh được dân số giữa các châu lục trên thế giới.
- Kể được tên và mô tả được những nét chính về ngoại hình của các chủng tộc trên thế giới.
- Sử dụng lược đồ và trình bày được sự phân bố của các chủng tộc trên thế giới.
- Biết ứng xử phù hợp thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt chủng tộc.
Mũi biển Cabo da Roca - điểm cực Tây của phần lục địa châu Âu nằm ở quốc gia sở hữu đội bóng đương kim vô địch Euro.
Mũi biển Cabo da Roca. Ảnh: Experi
Câu 1: Điểm cực Tây của châu Âu lục địa nằm ở nước nào?
Học sinh được học về châu lục và đại dương trong chương trình lớp mấy?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung học ở phần Tìm hiểu thế giới môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 như sau:
- Các châu lục và đại dương trên thế giới
- Dân số và các chủng tộc trên thế giới
- Một số nền văn minh nổi tiếng thế giới: Ai Cập và hy Lạp
Theo quy định trên thì nội dung châu lục và đại dương được học trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5.
Có bao nhiêu châu lục và đại dương trên thế giới?
Hiện nay, trên thế giới có 6 châu lục gồm: Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (hay còn gọi là Châu Úc), Châu Nam Cực và 5 đại dương bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương. Riêng tại Mỹ, họ tách châu Mỹ ra thành Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nên với người Mỹ - Trái đất có tới 7 châu lục.
* Các châu lục trên thế giới có đặc điểm như sau:
- Diện tích: 44,58 triệu km² (chiếm khoảng 30% diện tích đất liền toàn cầu).
- Dân số: Khoảng 4,7 tỷ người (2024), chiếm hơn 60% dân số thế giới.
- Là nơi ra đời của nhiều nền văn minh lớn (Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa).
- Châu Á có sự đa dạng về địa hình: từ dãy Himalaya cao nhất thế giới, các đồng bằng châu thổ rộng lớn như sông Mekong, đến các sa mạc khô cằn như Gobi.
- Diện tích: 30,37 triệu km² (chiếm 20,4% diện tích đất liền toàn cầu).
- Dân số: Khoảng 1,4 tỷ người (2024), chiếm gần 18% dân số thế giới.
- Châu Phi là nơi khởi nguồn của loài người, với nhiều di tích cổ đại như kim tự tháp Ai Cập và các hóa thạch tổ tiên con người.
- Diện tích: 10,18 triệu km² (chiếm 6,8% diện tích đất liền toàn cầu).
- Dân số: Khoảng 750 triệu người (2024), chiếm khoảng 10% dân số thế giới.
- Là châu lục có mật độ dân số cao và đô thị hóa mạnh, được xem là cái nôi của văn minh phương Tây, với các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
- Diện tích: 42,55 triệu km² (gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ).
- Dân số: Khoảng 1 tỷ người (2024), chiếm khoảng 13% dân số thế giới.
- Chây Mỹ bao gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
- Diện tích: 8,56 triệu km² (nhỏ nhất thế giới).
- Dân số: Khoảng 44 triệu người (2024), mật độ dân số thấp nhất thế giới.
- Châu Đại Dương bao gồm Australia, New Zealand và hơn 25.000 đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.
- Diện tích: 14 triệu km², phần lớn được bao phủ bởi băng tuyết.
- Dân số: Không có cư dân thường trú; chỉ có khoảng 1.000-5.000 nhà nghiên cứu làm việc tại các trạm khoa học (tùy mùa).
- Là châu lục lạnh nhất và khắc nghiệt nhất trên Trái Đất, với nhiệt độ có thể xuống tới -80°C và là nơi tập trung nhiều loài động vật đặc trưng như chim cánh cụt và hải cẩu.
* Các đại dượng trên thế giới có đặc điềm sau:
Có diện tích: 168,72 triệu km² (lớn nhất thế giới), chạy dài từ Bắc Băng Dương tới Nam Đại Dương, là đại dương sâu nhất thế giới, với rãnh Mariana sâu hơn 10.000 mét.
Có diện tích: 85,13 triệu km² (lớn thứ hai thế giới), kết nối châu Mỹ với châu Âu và châu Phi và là đại dương có nhiều tuyến hàng hải quan trọng.
Có diện tích: 70,56 triệu km², nằm giữa châu Phi, châu Á và châu Đại Dương, là đại dương giàu tài nguyên và đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.
Có diện tích: 14,06 triệu km² (nhỏ nhất), nằm quanh Bắc Cực, đóng băng quanh năm, là nơi sinh sống của gấu Bắc Cực và nhiều loài sinh vật đặc trưng.
Có diện tích: 20,33 triệu km², bao quanh châu Nam Cực, nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú và là môi trường sống quan trọng của cá voi xanh, hải cẩu và chim cánh cụt.
Có bao nhiêu châu lục và đại dương trên thế giới? Học sinh được học về châu lục và đại dương trong chương trình lớp mấy? (Hình từ Internet)