Topic Bạo Lực Học Đường

Topic Bạo Lực Học Đường

Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các cơ sở giáo dục.

Cải thiện bầu không khí tại trường

Khi được đưa vào trường và thực hành tại nhà, SEL dường như làm giảm sự hung hăng, hành vi bạo lực của trẻ. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Bradshaw cũng phát hiện, các chương trình SEL cải thiện đáng kể bầu không khí chung của trường học.

“Những chiến lược này thực sự thay đổi bầu không khí. Thật tuyệt khi trở thành người bảo vệ, bảo vệ những đứa trẻ khác theo cách không hung hăng nhưng quyết đoán”, bà Bradshaw chia sẻ.

Trong khi đó, Tiến sĩ Samuel cho biết, việc khuyến khích học sinh học các kỹ năng giải quyết vấn đề và tự điều chỉnh cũng giúp các em hòa đồng với người khác. Đồng thời, giúp phát triển các mối quan hệ chất lượng cao hơn với bạn bè và nhà giáo dục.

“Một trong những điều nhất quán về các học sinh từng bạo lực ở trường là các em không có mối quan hệ hỗ trợ mạnh mẽ. Các em thậm chí không có một người lớn nào hỗ trợ trong trường học”, bà nói thêm.

Theo Tiến sĩ Stevenson, các chiến lược chánh niệm và chương trình của SEL hiệu quả trong việc làm tăng sự hòa hợp của học sinh ở trường. Chúng cũng có thể giúp chống lại nạn phân biệt chủng tộc, đặc biệt là khi tập trung vào sự đồng cảm.

Tiến sĩ Stevenson cho biết, những chiến lược SEL có thể trang bị cho các bé trai da đen khả năng đối phó với nạn phân biệt chủng tộc và những trải nghiệm đau thương mà tình trạng đó gây ra.

Do có nhiều loại chương trình và giáo trình, nên SEL sẽ không giống nhau ở mọi trường học. Tiến sĩ Samuel giải thích, chương trình sẽ cần được tiếp cận khác ở một trường nhỏ tại vùng nông thôn so với một trường có nhiều học sinh ở vùng ngoại ô. Độ tuổi phù hợp cũng rất quan trọng vì trẻ 5 tuổi và trẻ 18 tuổi có nhu cầu hoàn toàn khác nhau. Các chương trình SEL cũng phải đáp ứng về mặt văn hóa.

“Một số nguyên tắc cốt lõi này không phân biệt chủng tộc, dân tộc”, Tiến sĩ Samuel, một phụ nữ da màu và là người học ngôn ngữ chuyển từ Panama đến Olympia, Washington, giải thích. Mặt khác, các cộng đồng khác nhau có những chuẩn mực khác nhau và lực lượng giảng dạy chủ yếu là người da trắng cần phải có sự chú ý khi triển khai SEL với nhóm học sinh đa dạng.

“Bạn thấy điều này rất nhiều ở các trường chủ yếu là người da đen hoặc người Latinh, nơi đôi khi SEL được sử dụng như một công cụ để trẻ em im lặng và tuân thủ”, Tiến sĩ Sara Rimm-Kaufman, Giáo sư giáo dục tại Đại học Virginia cho biết.

Chúng ta đặc biệt cần cảnh giác với điều đó trong hệ thống trường học Mỹ - nơi hành vi của trẻ em da đen bị coi là đe dọa một cách bất công. Vấn đề không được cải thiện do tình trạng thiếu nhà tâm lý học da đen tại trường, ít nam giới da đen được tiếp cận với liệu pháp tư nhân và tỷ lệ học sinh/ nhà tâm lý học tại trường cao hơn nhiều ở một số tiểu bang so với những tiểu bang khác.

Một số gia đình lo ngại rằng, SEL mang đến một cách tiếp cận tự do. Tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng ý rằng, SEL là điều mà những giáo viên tuyệt vời luôn làm, chỉ là không gọi tên như vậy. Tuy nhiên, thực tế của không phải tất cả những người chăm sóc đều có đủ nguồn lực để làm như vậy một cách hiệu quả.

Tiến sĩ Bradshaw đặt câu hỏi: “Ngay cả khi con bạn giỏi các kỹ năng SEL đó, thì việc chúng tương tác với những đứa trẻ khác có nhận thức xã hội, có kỹ năng tốt, những người ra quyết định có trách nhiệm không phải là điều tuyệt vời sao?”.

Câu trả lời, đối với hầu hết chúng ta, là có. Trong một cuộc khảo sát năm 2022 do Hội phụ huynh quốc gia thực hiện, 88% số người được hỏi cho biết cảm thấy thoải mái khi trẻ em học các kỹ năng xã hội như tôn trọng, hợp tác, kiên trì và đồng cảm ở trường. Ngay cả khi thuật ngữ “SEL” hiện đã được sử dụng rộng rãi, 76% vẫn ủng hộ nó.

Tiến sĩ Bradshaw cho biết, trong thời đại này, những thách thức về sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên “sẽ cao hơn đáng kể”. Nếu chúng ta muốn có môi trường học đường an toàn thúc đẩy sự tiến bộ về mặt học thuật, thì cần bao gồm việc giảng dạy về mặt cảm xúc - xã hội.

Theo một nghiên cứu mới đây của Đảng Dân chủ Hàn Quốc, số vụ bạo lực học đường năm ngoái đã tăng đáng kể so với năm trước đó. Cụ thể, trong năm vừa qua, có tổng cộng 61.445 vụ bạo lực xảy ra tại các trường học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Con số này tăng 3.464 vụ so với năm 2022, cho thấy tình trạng bạo lực học đường ở Hàn Quốc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn và giải quyết.

Vào tháng 4 năm ngoái, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa ra một giải pháp cụ thể nhằm giải quyết tình trạng này. Theo đó, kể từ năm 2026, các trường đại học sẽ bắt buộc phải xem xét hồ sơ kỷ luật của học sinh như một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình xét tuyển. Điều này đồng nghĩa với việc, cơ hội vào đại học của những học sinh từng có hành vi bạo lực học đường sẽ bị hạn chế đáng kể.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã áp dụng biện pháp này, số vụ bạo lực được báo cáo vẫn tiếp tục tăng ở tất cả các cấp. Đặc biệt nghiêm trọng là tình hình bạo lực ở cấp 3, với hơn 12.000 vụ, tăng gần 13% so với năm trước.

Ở các trường tiểu học, số vụ bạo lực học đường cũng tăng mạnh, lên đến 19.805 trường hợp.

Theo số liệu mới nhất, tỉnh Gyeonggi là nơi xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường nhất với 16.155 vụ. Tiếp theo là Seoul với 7.266 vụ và Nam Gyeongsang với 4.752 vụ.

Thêm vào đó, tình trạng bạo lực học đường còn có xu hướng tái diễn, với 2.338 vụ vào năm ngoái, tăng 2,5% so với năm 2020. Trong đó, Gwangju là “điểm nóng” với 151 vụ, cao hơn nhiều so với Gangwon (46 vụ) và Gyeonggi (42 vụ).

Ở các trường học Hàn Quốc, hình thức bạo lực phổ biến nhất là lạm dụng thể chất, chiếm hơn 13.500 vụ. Tiếp theo là bạo lực lời nói với hơn 11.000 vụ. Các hành vi như sàm sỡ, quấy rối tình dục cũng xảy ra khá nhiều (gần 3.700 vụ). Ngoài ra, còn có các hình thức bạo lực khác như bạo lực trên mạng, ép buộc làm việc gì đó, đe dọa lấy tiền, và bắt nạt bạn bè.

Bộ Giáo dục nước này đã quyết định tạm hoãn công bố kết quả khảo sát về bạo lực học đường năm 2023 với lý do để chuẩn bị các giải pháp hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ông Jin sun-mee, đại diện của Đảng dân chủ, cho rằng biện pháp hiện tại của Bộ không mang lại kết quả đáng mong đợi trong việc giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.

“Chúng ta cần giải quyết tình trạng này theo từng TP và tỉnh bằng cách xem xét lại toàn bộ các biện pháp hiện đang có hiệu lực” - ông Jin đề xuất.

Bạo lực học đường: Hậu quả và cách phòng tránh

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường được hiểu là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Hiện tượng bạo lực không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn và bộc lộ tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…

Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT), trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Những số liệu đó là hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này.

* Các hình thức bạo lực học đường

Có nhiều hình thức bạo lực học đường xảy ra ở các nhóm đối tượng học sinh khác nhau, một số loại bạo lực học đường thường xảy ra như: Bạo lực về thể chất là hành vi dễ nhận thấy như đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, xé quần áo, đổ đồ ăn lên người, trấn lột cướp đồ giữa học sinh với nhau. Bạo lực bằng lời nói là việc sử dụng những hành vi hoặc lời nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình. Ngoài ra, còn có bạo lực tâm lý, bạo lực xã hội, bạo lực điện tử…

* Hậu quả của bạo lực học đường

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực. Đối với sức khỏe thể chất sẽ gây ra những thương tích trên cơ thể, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Còn về tâm lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của học sinh, gây ra tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị bạo lực đã phải trải qua.

Nạn nhân của bạo lực học đường thường có những biểu hiện lầm lì, ít nói, mất tự tin, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đối với các em học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân và các bạn cùng học, cùng với là nỗi lo lắng bị trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân.

Ngoài ra còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập: Các em học sinh là nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp, dẫn đến việc kết quả học tập sa sút. Học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường (đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học), nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật.

* Các biện pháp phòng chống bạo lực học đường

Học sinh nên tích cực rèn luyện kĩ năng sống, học cách kiềm chế cảm xúc, ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo. Đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào tình nguyện do nhà trường tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy trường lớp. Học sinh cũng cần phải nhận thức rõ các hành vi bạo lực, tránh xa bạo lực và nói không với bạo lực. Khi nhận thấy có hành vi bạo lực xảy ra phải kịp thời thông báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để can thiệp và xử lý kịp thời.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

Nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục nên thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân. Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực và có biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân. Tăng cường các hoạt động truyền thông, phối hợp với gia đình và cơ quan, đoàn thể để phòng tránh bạo lực học đường.

Giáo viên cần chủ động quan tâm, theo dõi tình hình của các em học sinh trong lớp. Phối hợp với gia đình và nhà trường hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học sinh. Đồng thời, có biện pháp can ngăn, giáo dục kịp thời đối với những trường hợp có nguy cơ dẫn đến bạo lực đường. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể nhằm tăng cường tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường, tạo môi trường học tập và giảng dạy lành mạnh.

Bố mẹ cần tạo ra môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

https://moh.gov.vn/web/phong-chong-tai-nan-thuong-tich/thong-tin-tuyen-truyen-dao-tao/-/asset_publisher/y1HBDqztr86t/content/bao-luc-hoc-uong-nguyen-nhan-va-bien-phap-phong-tranh?inheritRedirect=false&ssp=1&darkschemeovr=1&setlang=vi-VN&safesearch=moderate

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố