Vai Trò Của Pháp Luật Với Xã Hội

Vai Trò Của Pháp Luật Với Xã Hội

Pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội? (Hình từ internet)

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật

3.1 Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân

Tại Điều 2 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ:

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Theo đó, với nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân đòi hỏi nội dung của pháp luật cũng như hoạt động tổ chức, thực hiện, áp dụng pháp luật phải thể hiện được tính toàn quyền của nhân dân, quán triệt tư tưởng nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực.

3.2 Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc dân chủ được thể hiện ở quyền và nghĩa vụ pháp lý dành cho cá nhân, tổ chức và phải thông qua sự ghi nhận của pháp luật đảm bảo thực hiện bằng xã hội và Nhà nước bằng hình thức phù hợp.

Pháp luật quy định các cách thức thực hiện dân chủ: trực tiếp và gián tiếp, nội dung và hình thức thực hiện. Xem xét dựa trên quy mô toàn xã hội cũng như trong các cộng đồng dân cư, dân chủ chỉ đảm bảo thực hiện hiệu quả nhất khi thực hiện đổi mới mạnh mẽ hệ thống chính trị đặc biệt là cơ sở.

Biểu hiện của nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa của pháp luật ở chỗ Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về quy chế dân chủ cơ sở, tiêu biểu như Nghị định 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;…

Nguyên tắc này thể hiện các biện pháp xử lý đối với những cá nhân vi phạm pháp luật không gây xúc phạm thể xác, danh dự, nhân phẩm. Các quy định thể hiện theo hướng có lợi nhất cho con người trong khuôn khổ hợp pháp và hợp đạo đức.

Ví dụ Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) đã bổ sung nhiều quy định liên quan đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay các quy định có liên quan đến việc ân xá, đặc xá cho phạm nhân.

Được thể hiện trên nhiều phương diện, cụ thể như: quy định và áp dụng các biện pháp xử lý phải hợp lý tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm pháp luật, quy định mức độ thụ hưởng tương ứng với sự cống hiến, đóng góp,…

Trong từng lĩnh vực quan hệ xã hội, công bằng lại có những đặc điểm riêng, như công bằng trong chính sách lao động, việc làm, y tế và giáo dục,…

4.5 Nguyên tắc nhất quán giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý

Gắn liền với quyền lợi là nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý, về vấn đề này tại Điều 15 Hiến pháp 2013  khẳng định:

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

- Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

- Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

- Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Nguyên tắc này cũng thể hiện rõ nét mới quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân trong điều kiện Nhà nước pháp quyền. Giữa nhà nước và cá nhân có mối quan hệ bình đẳng, đồng trách nhiệm.

Nguyên tắc này có thể dễ dàng thấy trong các quy định của pháp luật có liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa, vay nợ,… theo đó trong hợp đồng dân sự bên cạnh quyền của các bên còn cần ghi nhận về nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng đi kèm.

Nước ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật (Điều 2, Điều 8 Hiến pháp năm 2023). Trong một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy pháp luật làm cơ sở nền tảng để điều chỉnh các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững thì pháp luật có vai trò rất quan trọng, không có pháp luật thì không thể xây dựng được Nhà nước pháp quyền, không có Nhà nước pháp quyền thì không thể đảm bảo trật tự kỷ cương, ổn định xã hội, bảo vệ quyền con người, làm cho người dân có cuộc sống an toàn, ấm no, hạnh phúc.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phải xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; phải có nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; trình độ văn hóa pháp luật và ý thức của người dân đạt tới sự hiểu biết, tự giác cao, các cơ quan giám sát thi hành pháp luật nghiêm minh… Trong những yếu tố trên, yếu tố nào cũng có vai trò quan trọng, bổ sung cho nhau nhưng suy cho cùng, hệ thống pháp luật hoàn thiện có đến được với người dân hay không, nhân dân có hiểu biết và tự giác thực hiện hay không là vấn đề quyết định. Nếu luật pháp vẫn chỉ là những văn bản trên giấy, những con chữ vô hồn mà không đi vào cuộc sống, hình thành ý thức pháp luật của người dân thì không những xã hội không phát triển mà pháp luật vô hình trở thành vật cản, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Vấn đề có tính then chốt là pháp luật phải đi vào cuộc sống nhằm phát huy giá trị của pháp luật.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, dựa trên đó để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo pháp luật. Pháp luật cho phép Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, đấu tranh phòng và chống các vi phạm và tội phạm trong khuôn khổ và trên cơ sở pháp luật. Tuy nhiên, không phải cứ ban hành được nhiều đạo luật thì sẽ có nhà nước pháp quyền mà pháp luật ban hành phải được thực thi hiệu quả, làm thước đo, chuẩn mực cho hành vi ứng xử của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, ý thức thượng tôn pháp luật phải từng bước trở thành thói quen, nếp nghĩ và được thực hành một cách tự nhiên, chủ động như phong tục, tập quán.

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020 thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam bao gồm: Hiến pháp; Bộ luật, luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao; Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; Thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước; Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Theo thống kê trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm Quốc Hội ban hành khoảng 10 luật, nghị quyết; Chính phủ ban hành khoảng 150 nghị định, các bộ, ngành ban hành từ 600 đến 800 thông tư, thông tư liên tịch. Như vậy, một năm có khoảng gần 1.000 văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương. Ngoài ra, còn có văn bản của chính quyền địa phương 3 cấp.

Hệ thống pháp luật của một quốc gia không chỉ bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật mà còn bao gồm các các điều ước quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, giải thích pháp luật, lẽ công bằng, tập quán… Tổng thể các thành tố này hình thành nên hệ thống pháp luật, cùng điều chỉnh các hành vi, các quan hệ, làm cho xã hội vận hành ổn định, tồn tại và phát triển nhưng bộ phận lớn nhất, quan trọng nhất, tác động nhiều nhất đến xã hội vẫn là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và thi hành Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật của nước ta cơ bản đầy đủ, ổn định, thống nhất. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, một số quy định còn bất cập, gây kìm hãm, cản trở sự phát triển.

Để pháp luật đi vào thực tiễn thì trước hết hệ thống pháp luật phải hoàn thiện, một trong các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định. Pháp luật phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh được hiện thực khách quan của đời sống xã hội, bám sát thực tiễn, giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh và đặt ra các khuôn mẫu làm tiêu chuẩn cho các hành vi, ứng xử của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ một nước nông nghiệp với phần lớn là người dân làm nông nghiệp, sống tại nông thôn sang nước công nghiệp với quá trình đô thị quá diễn ra nhanh chóng, phần lớn nông dân sẽ trở thành thị dân, các quan hệ mới không ngừng phát triển, các không gian pháp lý mới đang được xác lập nên đời sống xã hội có rất nhiều biến động, các quan hệ xã hội mới hình thành, chưa kịp ổn định đã biến đổi sang những trạng thái, sắc thái khác. Do vậy, đây là một thách thức không nhỏ đối với công tác xây dựng và áp dụng pháp luật.

Qua quan sát hệ thống pháp luật của Việt Nam trong thời kỳ bắt đầu tiến trình cải cách từ những năm 1980 cho đến nay, căn cứ vào việc ban hành, sửa đổi, bổ sung của những bộ luật, luật quan trọng, chúng tôi thấy rằng tính ổn định của hệ thống pháp luật chỉ kéo dài trong khoảng 10 năm. Cụ thể, chúng ta có Hiến pháp năm 1980, năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005 và 2015; Luật Đất đai năm 1987, 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001), 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2008, 2009, 2010) và năm 2013; Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), 2014 và 2020; Bộ luật Lao động năm 1995 (sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007), 2012, 2019… Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay cơ bản đầy đủ nhưng thiếu tính ổn định lâu dài. Do vậy, công tác dự báo, tổng kết thực tiễn trong xây dựng pháp luật pháp luật cần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu để pháp luật có thể giải quyết được các vấn đề trong tương lai gần, tránh phải bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều lần.

Để pháp luật đi vào cuộc sống thì ngoài việc pháp luật phải phản ánh được thực tế cuộc sống, gắn liền những nhu cầu của xã hội và giải quyết những vấn đề mà xã hội đang đặt ra thì pháp luật phải đồng bộ, có tính khả thi, vừa phù hợp với yêu cầu thực tế, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và có khả năng thực hiện được, đồng thời chi phí thực hiện phải thấp hơn lợi ích mà pháp luật mang lại cho xã hội. Trong thời gian vừa qua, khi xảy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn, các quy định thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã được tăng cường nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa tương thích với các quy định pháp luật khác, chưa phù hợp với thực tiễn Việt Nam, mức độ sẵn sàng, mức độ công nghệ vật liệu, thiết bị PCCC, năng lực của các tổ chức thẩm duyệt, kiểm định, chưa lường trước những vấn đề có thể phát sinh khi áp dụng… dẫn đến khó thực hiện và làm gia tăng chi phí của các đối tượng áp dụng. Kinh tế, xã hội, đời sống luôn mang tính linh hoạt vốn có nhưng pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong không gian đó thường có tính nguyên tắc.

Để pháp luật đi vào thực tiễn đời sống là cần phải có cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật sinh ra là để thi hành, không phải chỉ để phản ánh thực trạng xã hội. Để pháp luật có thể phát huy được vai trò của mình, cần được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng đắn. Khi pháp luật được thực thi hiệu quả, các lợi ích cơ bản của con người và xã hội sẽ được bảo vệ, xã hội sẽ trở nên ổn định, trật tự, an toàn, công bằng, dân chủ, văn minh. Việc thực thi pháp luật là trách nhiệm của mọi người dân, cơ quan, tổ chức, của cả hệ thống chính trị. Để pháp luật thực thi có hiệu quả thì trước hết cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật, đội ngũ này cần được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước, của xã hội và nhân dân đối với việc thực thi pháp luật.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Để nâng cao nhận thức, hiểu biết và hình thành ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng xã hội ổn định, công bằng, dân chủ, văn minh thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng. Thông qua công tác này, giúp người dân hiểu biết về các quy định của pháp luật, từ đó có thể vận dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, giúp người dân nhận thức được lợi ích của việc chấp hành pháp luật, từ đó tự giác thực hiện pháp luật, xây dựng ý thức chấp hành pháp luật. Khi mọi người dân đều hiểu biết và chấp hành pháp luật, xã hội sẽ trở nên ổn định, trật tự, an toàn, mọi người dân đều được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gồm: Họp báo, thông cáo báo chí; phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

Có nhiều hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật nhưng chúng ta chưa có công cụ đo lường hiệu quả của những hình thức đó, chúng ta chưa thể đo lường được số lượng người nghe, nhìn cụ thể và ai là người tiếp cận được thông tin cần tuyên truyền. Để đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền pháp luật cần có tiêu chí và công cụ để đo lường hiệu quả của công tác tuyên truyền, ở mức độ thấp nhất là phải xác định được có bao nhiêu người tiếp nhận được thông tin tuyên truyền. Khác với công tác tuyên truyền trực tiếp có thể xác định được số lượng người nghe, tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng không thể xác định được số lượng người tiếp nhận thông tin tuyên truyền. Do vậy, nếu chỉ căn cứ vào số lượng chuyên mục, số lượng chương trình, thời gian phát sóng các nội dung về pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng thì chưa thể đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền pháp luật. Do vậy, cần có công cụ đo lường số lượng người có thể tiếp cận được thông tin tuyên truyền để làm thước đo xác định hiệu quả của công tác này.

Để công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật có hiệu quả thì cần phải đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền. Đối với những quy định của pháp luật cần tuyên truyền đến đối tượng cụ thể để họ nắm bắt và thực hiện thì phải xuất phát từ nhu cầu thật sự của đối tượng được tuyên truyền, phải xuất phát từ nhu cầu bức xúc của người dân. Người tuyên truyền có thể chủ động nghĩ ra các nội dung tuyên truyền và cho rằng sẽ cần thiết với đối tượng người nghe, người đọc nhưng không có cơ sở để khẳng định điều này là đúng vì người nghe, người đọc có thể có những nhu cầu khác. Do vậy, nội dung tuyên truyền phải bám sát vào thực tiễn, diễn biến và tâm lý xã hội cụ thể. Phương thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng cụ thể, đồng thời đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cần được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

2. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới;

3. Kết luận 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV;

4. GS. VS. Nguyễn Duy Quý, PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn (Đồng chủ biên), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2008.

Luật sư, Thạc sĩ TRƯƠNG NHẬT QUANG

Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương